logo

Dịch vụ

Kiểm định chất lượng công trình xây dựng

kiểm định chất lượng công trình xây dựng

Giúp cho Chủ đầu tư, chủ nhà hiểu rõ hiện trạng và chất lượng của ngôi nhà cần sửa chữa cải tạo hoặc nâng tầng, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn về quy mô và công năng phù hợp với ngôi nhà của mình.

  • Khách hàng có nhu cầu cải tạo, sữa chữa các hạng mục ảnh hưởng đến kết cấu công trình như cải tạo nâng tầng, thay đổi hoạt tải sử dụng,.v.v.
  • Khách hàng có nhu cầu lắp đặt thêm thiết bị hoặc hệ thống NLMT áp mái nhà xưởng.
  • Khách hàng có nhu cầu kiểm định công trình lân cận dự án trước khi thi công và sau khi thi công để đánh giá ảnh hưởng công trình đang thi công xây dựng lên công trình lân cận. Giúp chủ đầu tư hiểu rõ hiện trạng và chất lượng của các nhà lân cận. Từ đó xác định rõ nguyên nhân có phải công trình mình đang thi công có ảnh hưởng đến hiện tượng nứt, lún, thấm… đến các ngôi nhà lân cận hay không. Nếu có ảnh hưởng thì mức độ ảnh hưởng như thế nào…từ đó tránh được các xung đột, kiện tụng của các công trình lân cận trong quá trình thi công công trình.
  • Khách hàng có nhu cầu trước khi đặt hàng, kiểm tra chứng nhận đảm bảo an toàn chịu lực công trình nhà xưởng, văn phòng
  • Khách hàng có nhu cầu audit, đánh giá chất lượng hiện trạng công trình sau quá trình xây dựng để đưa công trình vào khai thác, vận hành hoặc mua bán BĐS.
  • Kiểm định định kỳ công trình theo quy định bảo trì xây dựng, đánh giá công trình sau thời gian sử dụng hoặc khi cần kèo dài thời gian sử dụng công trình đối với các công trình đã hết tuổi thọ.
  • Khi công trình có hư hỏng, có dấu hiệu nguy hiểm hoặc làm căn cứ để nghiệm thu. Công trình có sự cố như hoả hoạn, gió bão, sạt lở hoặc các sự cố khác cần có đơn vị độc lập đánh giá an toàn và giải pháp xử lý sự cố.
  • Khách hàng có nhu cầu thử tải công trình xây dựng.
  • Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

Phương pháp thực hiện

  • Quan sát hiện trạng, mô tả kiến trúc, kết cấu hiện trạng các công trình.
  • Thu thập hồ sơ thi công xây dựng công trình và hồ sơ thiết kế, thi công công trình.
  • Sử dụng các thiết bị thí nghiệm trong phòng thí nghiệm Polycons gồm các thiết bị lấy mẫu hiện trường và các thiết bị không phá hoại để kiểm tra hiện trạng công trình bằng các số liệu định lượng được như: 
    • Đo cao độ nền các nhà, đo nghiêng, lún công trình bằng máy toán đạc, thuỷ chuẩn điện tử. 
    • Kiểm tra kích thước hình học các cấu kiện hiện hữu bằng dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
    • Đo chiều dày lớp bê tông bảo vệ hiện hữu: Thực hiện bằng cách khoan, đục, đo trực tiếp bằng thước sắt và thước kẹp và thiết bị siêu âm.
    • Kiểm tra số lượng đường kính cốt thép hiện hữu: Thực hiện bằng cách khoan, đục, đo trực tiếp bằng thước sắt và thước kẹp và thiết bị siêu âm.
    • Kiểm tra cường độ bê tông hiện hữu: Súng bật nẩy, máy siêu âm thép, bê tông, hoặc khoan lấy lõi...
    • Sử dụng dụng cụ đo chuyển vị để đánh giá và thử tải công trình.
    • Kiểm tra cường độ thép và bê tông trong phòng thí nghiệm.
  • Sau khi kiểm tra hiện trường xong, các kỹ sư có chuyên môn của Polycons sẽ phân tích số liệu và kết hợp dùng phần mềm để phân tích, tính toán, đánh giá và lập báo cáo kiểm định. Cung cấp giải pháp để giải quyết vấn đề đáp ứng mục đích và yêu cầu móng muốn của Chủ đầu tư.

Quy Trình kiểm định chất lượng

Tuỳ thuộc vào mục đích kiểm định mà đơn vị kiểm định đề xuất các phạm vi công việc kiểm định hiện trường để giải quyết các yêu cầu của chủ đầu tư theo Tiêu chuẩn Việt Nam và các Nghị định, thông tư hướng dẫn của Bộ xây dựng. Polycons sẽ cử đội ngũ kỹ sư, chuyên gia có trình độ, năng lực theo quy định, kinh nghiệm thực hiện kiểm định công trình theo kế hoạch lập ra với các bước kiểm định chính như sau:

Bước I. Nhận thông tin từ khách hàng.

Polycons sẽ tiếp nhận thông tin khách hàng khi nhận được yêu cầu kiển định gồm: Mục đích kiểm định, thông tin về loại công trình, quy mô  diện tích, vị trí công trình, hồ sơ hiện trạng, và yêu cầu của khách hàng. Chúng tôi sẽ phân tích sơ bộ các dữ liệu khách hàng cung cấp đưa ra nội dung công việc phù hợp với yêu cầu trên và  tiến hành khảo sát sơ bộ hiện trường công trình.

Bước II. Khảo sát sơ bộ hiện trạng để phục vụ lập đề cương kiểm định.

  • Thảo luận thời gian, địa điểm và xác nhận tới Khách hàng sắp xếp lịch phối hợp với các bộ phận đơn vị tại công trình nhằm mục đích thu thập số liệu, thông tin giảm thiểu trở ngại khi tiếp cận khảo sát, rút ngắn thời gian thực hiện các công việc khảo sát sơ bộ hiện trạng công trình.
  • Thu thập, điều tra và phân tích các tài liệu gốc của cấu kiện, kết cấu, bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình. 
  • Tiếp cận công trình để quan sát  tổng thể công trình và bằng mắt thường cho phép ta hình thành một số khái niệm và những nhận xét rất cơ bản về đối tượng khảo sát. 
  • Tiến hành xem xét hiện trường để chuẩn đoán chính xác, cần phải thu thập các thông tin về lịch sử xây dựng và khai thác công trình, những hư hỏng đã sửa chữa đã làm trong quá khứ đối với công trình đang xét.
  • Kết quả công tác kiểm tra thường xuyên, kiểm tra hàng năm và kiểm tra chi tiết đối với công trình (nếu có) là những thông tin hết sức quan trọng cho chuẩn đoán kỹ thuật đối với một công trình.

Bước III. Lập kế hoạch, đề cương công việc và đề xuất phí kiểm định

1. Xác định nội dung và khối lượng khảo sát trong đề cương

  • Nội dung đề cương cần có: 
    • Tiêu chuẩn kiểm định.
    • Thiết bị kiểm định.
    • Mục đích kiểm định.
    • Đối tượng kiểm định.
    • Phương pháp kiểm định.
    • Phạm vi và tiến độ kiểm định.
    • Nhân sự triển khai.
    • Tiến độ thực hiện
  • Khối lượng thực hiện khảo sát xác định theo nguyên tắc cần và đủ. Tuy nhiên khối lượng khảo sát thường xác định theo các nguyên tắc chủ yếu như sau:
    • Theo số lượng cấu kiện chịu lực đại diện cho kết cấu chịu lực công trình cần đánh giá xác định theo tổ, mỗi tổ 3 cấu kiện. 
    • Theo tỷ lệ % của tổng số lượng cấu kiện chịu lực trong công trình được chọn kiểm tra. 
    • Dựa theo đặc điểm hoặc tính chất cần khảo sát được bộc lộ rõ rệt nhất trên cấu kiện, bộ phận hay khu vực kết cấu công trình.
    • Theo những quy định và chỉ dẫn của tiêu chuẩn hiện hành được áp dụng.
    • Ngoài ra khối lượng khảo sát được xác định vào yêu cầu của mỗi phương pháp và thiết bị được chọn áp dụng và điều kiện cho phép tiếp cận đối tượng. Một số trường hợp cần xem xét về đơn giá thực hiện và khả năng về kinh phí cho phép của dự án.

2. Đề xuất phí kiểm định 

  • Nội dung và khối lượng kiểm định. 
  • Tiêu chuẩn và chỉ dẫn liên quan được áp dụng.
  • Đơn giá thí nghiệm và khảo sát hiện hành.
  • Công tác kiểm định có nhiều chi phí không có trong đơn giá. Những chi phí này cần phải tạm tính để thỏa thuận với chủ đầu tư.

Bước IV. Tiến hành kiểm định hiện trường

Sau khi được đồng ý từ Khách hàng về lựa chọn là đơn vị kiểm định. Chúng tôi sẽ lên kế hoạch triển khai công tác kiểm định hiện trường. Các yêu cầu cụ thể và chi phí cần thiết được lập căn cứ gợi ý và đề xuất các bước tiến hành chủ yếu như sau:

  • Polycons sẽ cử đội ngũ kỹ sư, chuyên gia có trình độ, năng lực theo quy định, kinh nghiệm thực hiện kiểm định công trình theo kế hoạch đã lập ra. 
  • Vận chuyển, máy móc, thiết bị, nhân sự đến công trường để tiến hành thu thập dữ liệu, thí nghiệm, kiểm tra, đưa các mẫu thí nghiệm về phòng thí nghiệm của Polycons xử lý với nội dung chủ yếu như sau:
    • Quan sát, mô tả, ghi nhận hiện trạng công trình. Chụp hình, quay phim hiện trạng các các công trình bằng máy ảnh hoặc bằng máy quay phim hoặc 3D scaner theo các yêu cầu của CĐT. 
    • Tiến hành thu thập dữ liệu, thí nghiệm, kiểm tra, đưa các mẫu thí nghiệm về phòng LAS-XD 58.008 để xử lý.
    • Đo cao độ nền các nhà, đo nghiêng, lún hiện trạng bằng máy toán đạc, kinh vĩ điện tử.
    • Kiểm tra kích thước hình học các cấu kiện hiện hữu: Đo đạc trực tiếp bằng thước sắt và thước kẹp và các thiết bị hỗ trợ trong Phòng thí nghiệm.
    • Đo chiều dày lớp bê tông bảo vệ hiện hữu: Thực hiện bằng cách khoan, đục, đo trực tiếp bằng thước sắt và thước kẹp và thiết bị siêu âm.
    • Kiểm tra số lượng đường kính cốt thép hiện hữu: Thực hiện bằng cách khoan, đục, đo trực tiếp bằng thước sắt và thước kẹp và thiết bị siêu âm.
    • Kiểm tra cường độ bê tông hiện hữu: Súng bật nẩy, máy siêu âm thép, bê tông, hoặc khoan lấy lõi...
    • Sử dụng dụng cụ đo chuyển vị để đánh giá và thử tải sàn công trình.

Bước V. Phân tích và đánh giá và lập báo cáo kiểm định

Sau khi kiểm định hiện trường xong, các kỹ sư xây dựng có chuyên mô sẽ sử dụng các phần mềm để phân tích, tính toán, đánh giá và lập báo cáo kiểm định, bao gồm các nội dung sau:

  • Xử lý thông tin khảo sát, phân tích số liệu và đối chiếu kết quả
    • Tổng hợp thông tin và số liệu.
    • Tính toán xử lý sổ liệu và thông tin.
    • Phân tích kết quả khảo sát, đo đạc
    • So sánh kết quả xử lý đối chiếu với yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn áp dụng.
  • Đánh giá, kết luận và kiến nghị.

    Việc đánh giá, kết luận và kiến nghị đáp ứng được việc:

    • Giải đáp, trả lời trực tiếp vấn đề đặt ra trong mục tiêu kiểm định.
    • Lấy căn cứ là kết quả xử lý thông tin và số liệu khảo sát.
    • Theo yêu cầu khai thác và sử dụng thực tế.
    • Biên tập và phát hành báo cáo kiểm định dựa theo yêu cầu, mục đích của chủ đầu tư. Báo cáo cần nêu rõ mục đích kiểm định, mô tả đối tượng cần kiểm định, trình tự thực hiện kiểm định, kết quả khảo sát và tính toán kiểm tra, đánh giá chất lượng..., nguyên nhân gây hư hỏng (nếu có). Kết luận và kiến nghị cho chủ đầu tư để triển khai công việc theo yêu cầu của khách hàng.

Bước VI. Nghiệm thu kết quả công việc

  • Polycons phát hành báo cáo báo cáo kiểm định file mềm và giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
  • Hoàn thiện báo cáo cuối cùng sau khi có xác nhận từ khách hàng.

Bước VII. Bản giao hoàn thành công việc và nghiệm thu thanh lý hợp đồng

  • Tiến hành phát hành báo cáo kiểm định chính thức và làm hồ sơ thanh lý, hoàn thành công việc.
  • Polycons lưu hồ sơ báo cáo kiểm định theo quy định

Dự án

Dự án của chúng tôi